Banner Header Kiebank

Cách xử lý nợ đòi nợ quá hạn của Ngân hàng

Khá là nhiều khách hàng thắc mắc với KIENBANK về Cách thức xử lý nợ, đòi nợ quá hạn của các Ngân hàng là như thế nào? Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ với các bạn một số thông tin liên quan về chủ đề này.

Không bổ ngang thì cũng bổ dọc, hy vọng giúp ích cho các bạn trong các giao dịch với ngân hàng hoặc giao dịch dân sự khác nhé!

Cách xử lý nợ đòi nợ quá hạn của Ngân hàng
Cách xử lý nợ đòi nợ quá hạn của Ngân hàng

Cách xử lý nợ đòi nợ quá hạn của Ngân hàng

Khi một khoản vay đến hạn thanh toán nợ, nhưng bạn không có tiền trả nợ, hoặc trả không hết số tiền gốc và lãi đang nợ: Việc này có nghĩa là khoản vay của bạn bị chuyển sang nợ quá hạn

Kể từ thời điểm chuyển sang nợ quá hạn cách xử lý nợ đòi nợ quá hạn của các ngân hàng thường như sau:

  • Ngân hàng sẽ dùng mọi biện pháp từ nhẹ nhàng nhắc nhở như: Gửi tin nhắn hoặc email thông báo đến cá nhân bạn, gọi điện thoại để nhắc nhở bạn,…
  • Đến mức nặng hơn: Gửi mail/Thông báo đến cơ quan nơi bạn làm việc, làm ảnh hưởng đến uy tín của bạn; Gọi điện thoại cảnh cáo, đe dọa, hăm dọa, gọi điện cho người thân…

Nếu khoản vay lâu ngày không trả và chuyển sang nợ xấu, lúc này có thể hồ sơ của bạn bị chuyển sang phòng xử lý nợ của Ngân hàng, hoặc chuyển sang công ty đòi nợ thuê bên ngoài để xử lý.

Các công ty đòi nợ thường hành xử theo kiểu “gọi là xã hội đen cho dễ hiểu”, nhưng họ làm đúng pháp luật và được pháp luật thừa nhận. Họ sẽ dùng các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ càng sớm càng tốt.

Và trong trường hợp, bạn vẫn có thái độ bất hợp tác với Ngân hàng thì:

Ngân hàng sẽ khởi kiện bạn tại Tòa Án, lúc này tài sản của bạn có thể bị mất trắng (do Thi hành án bán với mức giá thấp, và tốn kém chi phí thi hành án), đó là khoản vay có tài sản thế chấp.

Còn đối với khoản vay không có tài sản bảo đảm: Bạn có thể đi tù nếu có dấu hiệu giả mạo, gian dối trong việc làm hồ sơ xét duyệt vay.

Bạn tham khảo thêm thông tin: Thiếu nợ tiền ngân hàng không trả có sao không?

Xử lý nợ quá hạn như thế nào
Xử lý nợ quá hạn như thế nào

Xử lý nợ quá hạn như thế nào?

Quan điểm chung của hầu hết các Ngân hàng là: Không để khách hàng bị nợ xấu khi đi vay vốn. Lý do là khi một khoản vay bị nợ xấu, không chỉ có bạn bị ảnh hưởng, mà ở góc độ Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, như:

  • Nợ xấu nên trích lập dự phòng cao dẫn đến ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, không có lợi nhuận, nhân viên bị cắt giảm lương thưởng,…
  • Một Chi nhánh hoặc Phòng Giao Dịch có thể bị cắt giảm hạn mức phê duyệt (nếu ngân hàng có cơ chế phê duyệt tại Chi nhánh/Phòng Giao Dịch), ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của toàn hệ thống, không thể cho vay thêm nữa, đã không có lợi nhuận lại càng khó khăn,…

Vậy thì, hầu hết các Ngân hàng khi đi cho vay, điều tối kỵ mà họ tránh đó là khoản vay khách hàng chuyển sang các nhóm nợ xấu. Cho nên, lúc này khi khoản vay mới chỉ mới bị quá hạn, bạn nên có thái độ hợp tác với Ngân hàng, không nên lẫn trốn và trốn tránh trách nhiệm.

Tìm hiểu thêm xem ngay Kienbankxem ngay Kienbank nợ xấu là gì và các nhóm nợ quá hạn ngân hàng

Hầu hết các vụ khởi kiện tại tòa và thi hành án hầu hết đều do khách hàng có thái độ không hợp tác với Ngân hàng, cố ý lẫn tránh, trốn nợ.

Cho nên khởi kiện tại tòa chỉ là bước đường cùng, không còn cách xử lý nào khác hay hơn, vì khởi kiện vừa mất thời gian cho cả hai bên mà lại vừa tốn kém chi phí khởi kiện, thi hành án.

Hơn nữa, khi đã bị khởi kiện thì việc mất trắng tài sản của bạn là việc có thể sẽ xảy ra, do: Chi phí thi hành án cao, lãi suất phạt chậm trả nợ cao, tài sản thế chấp bán nhanh bán gấp thu hồi nợ nên bán với giá thấp….

Các bạn có thể tham khảo thêm nợ xấu ngân hàng và cách xử lý như thế nào tại bài viết Nợ xấu ngân hàng có ảnh hưởng gì?

Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện
Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện

Nợ quá hạn bao nhiêu lâu thì Ngân hàng khởi kiện?

Thông thường khi bạn đi vay vốn, thì trong hợp đồng tín dụng đều có nội dung về thời hạn thực hiện việc trả nợ.

“Thời hạn thực hiện việc trả nợ” đã thỏa thuận tại hợp đồng được gọi là “Căn cứ phát sinh nghĩa vụ” Theo quy định tại điều 275 Luật dân sự 2015.

Do đó, kể từ thời điểm bạn vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng thì kể từ lúc đó, bạn đã vi phạm luật dân sự: Phía Ngân hàng đã có đầy đủ cơ sở pháp lý và quyền để khởi kiện bạn ra Tòa án nhân dân yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trường hợp Tòa án đã ra bản án buộc bạn thực hiện nghĩa vụ (phải trả nợ tiền cho Ngân hàng) mà bạn không tự nguyện thực hiện thì Ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan Thi hành án tiến hành kiểm kê tài sản đã thế chấp để thực hiện nghĩa vụ nợ của bạn.

Do đó, khi lâm vào hoàn cảnh nợ nần, mất khả năng chi trả, bạn nên có thái độ hợp tác với Ngân hàng, khai báo thành thật về tình trạng của mình để cả hai bên cùng đi đến hướng xử lý tốt nhất.

Bài viết được nhiều khách hàng đọc nhất:

Trên đây là chia sẻ của KIENBANK từ các Anh/chị/em Banker lâu năm làm việc tại các Ngân hàng về cách xử lý nợ và đòi nợ quá hạn của ngân hàng. Hy vọng thông tin hữu ích đến bạn, khi bạn có thắc mắc cần hỗ trợ, có thể để lại bình luận hoặc liên hệ chúng tôi nhé

Nguồn: https://www.kienbank.com/

Bài viết liên quan:

Scroll to Top