Cầm cố tài sản, cầm cố giấy tờ,…đó là những hình thức phổ biến được nhiều khách hàng ưu chuộng. Dịch vụ cầm cố tại Việt Nam trong những năm gần đây phát triển rầm rộ, các cửa hiệu cầm đồ mọc lên như nấm.
Chúng ta đi ngoài đường có thể cảm nhận được, cứ vài ba trăm mét là lại có 1 cửa hiệu cầm đồ mọc lên. Mặc dù cạnh tranh khá gay gắt, thế nhưng những cửa hiệu cầm cố như vậy vẫn mọc lên ầm ầm.
- Thế chấp sổ đỏ vay được bao nhiêu tiền? Yếu tố quyết định số tiền Được Vay
- Vay thế chấp sổ đỏ lãi suất bao nhiêu một tháng?
- Vay thế chấp ngân hàng giải ngân trong bao lâu?
Không đứng ngoài xu thế chung của những cửa hiệu cầm cố, thì những tập đoàn đa quốc gia nước ngoài cũng nhảy vào thị trường cầm cố tại Việt Nam.
Mục Lục
Cầm cố tài sản là gì?
Theo điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Cầm cố tài sản:
“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”
Cầm cố là cách gọi của nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam.
- Cầm cố có thể là cầm cố sổ đỏ, cầm cố vay ngân hàng, cầm cố sổ tiết kiệm, cầm sổ hộ khẩu
- Ngoài ra từ cầm cố cũng hiểu theo là cầm cố vay nóng ngoài xã hội đen.
- Có thể nói từ cầm cố nghe có vẻ nặng nề.
- Ta có thể gọi bằng cách khác đó là vay tiền ngân hàng, vay tiền nóng chẳng hạn
Các loại cầm cố
Cầm cố tài sản, cầm cố đất đai, cầm cố sổ tiết kiệm, Cầm cố sổ bảo hiểm xã hội, cầm cố xe máy, cầm cố giấy tờ có giá, Cầm cố chứng khoán, cổ phiếu, xe ô tô, xe hơi,
Hình thức cầm cố tài sản
Việc cầm cố trong mọi trường hợp phải được thực hiện thông qua hình thức lập thành văn bản. Thỏa thuận miệng về cầm cố tài sản sẽ không được coi là có giá trị chứng cứ khi có tranh chấp.
Thỏa thuận này có thể quy định ngay trong hợp đồng chính hoặc cũng có thể được lập thành hợp đồng riêng biệt.
Dù dưới dạng nào thì các bên nên thỏa thuận đầy đủ các nội dung thể hiện việc cầm cố tài sản, nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ như:
- họ và tên; địa chỉ của các bên; đặc điểm tài sản cầm cố, số lượng, giá trị…;
- dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ nào; thời hạn cầm cố;
- quyền và nghĩa vụ các bên; phương thức xử lý tài sản khi nghĩa vụ đến mà bên có nghĩa vụ không thể thực hiện.
Đối với các giao dịch cầm cố, pháp luật không có quy định bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm là một điều kiện có hiệu lực của giao dịch.
Bên nhận cầm cố có thể lựa chọn việc đăng ký theo yêu cầu để nhằm bảo đảm thứ tự ưu tiên thanh toán từ giá trị tài sản bảo đảm cho các nghĩa vụ đến hạn
Nội dung cầm cố tài sản
Đối với các bên tham gia giao dịch cầm cố, cần lưu ý một số đặc trưng rất riêng sau đây:
-Bên cầm cố phải bàn giao cho bên nhận cầm cố tài sản theo đúng cam kết. Đây là đặc điểm nổi bật và cũng là điểm “xuất phát” cho những khác biệt của biện pháp cầm cố tài sản.
Theo đó,
+ Bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp nhận thấy có hư hỏng/có dấu hiệu giảm sút giá trị hoặc có nguy cơ dẫn đến việc giá trị tài sản cầm cố giảm sút đồng thời yêu cầu người giữ tài sản cầm cố bồi thường thiệt hại nếu có tranh chấp thì bên cầm cố có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
+ Bên nhận cầm cố đã trở thành chủ thể có quyền chiếm giữ hợp pháp đối với tài sản cầm cố đó.
Vì vậy, nếu có sự xâm phạm trái pháp luật hoặc chiếm giữ sử dụng tài sản cầm cố trái pháp luật từ bên thứ ba thì bên nhận cầm có quyền yêu cầu người thứ ba phải hoàn trả tài sản cho mình, nếu người đó không tự nguyện trả thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp.
+ Bên cầm cố tài sản không có nghĩa vụ phải chuyển giao giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản cho bên nhận cầm cố, nhưng bên nhận cầm cố cũng có thể yêu cầu bên cầm cố cho mình xem giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (nếu tài sản đó có đăng ký quyền sở hữu) nhằm xác định tài sản đó có thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố hay không.
Bên cầm cố giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố và giữ lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, văn bản cầm cố tài sản để làm bằng chứng lấy lại tài sản khi đã hoàn thành nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản cầm cố.
Tuy nhiên, thực tế bên nhận cầm cố thường yêu cầu được trực tiếp giữ các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản để cầm cố. Vấn đề này cũng đang có những suy nghĩ trái chiều.
Ngoài ra, các bên có thỏa thuận tại Hợp đồng bảo đảm thì:
- Bên nhận cầm cố có quyền thu phí của bên cầm cố liên quan đến việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố;
- Bên cầm cố được bán tài sản cầm cố nếu bên nhận cầm cố đồng ý.
Trong trường hợp này, số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố sẽ được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản cầm cố;
+ Bên cầm cố được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác.Việc thay đổi này phải được ghi nhận rõ ràng tại văn bản cầm cố có chữ ký (và đóng dấu đối với trường hợp là tổ chức) của các bên;
+ Thuê bên thứ ba trông giữ tài sản cầm cố;
+ Bên nhận cầm cố được khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu được bên cầm cố đồng ý.
Quyền của bên thứ ba đối với tài sản cầm cố (khoản 2 Điều 330 Bộ luật Dân sự):
Trường hợp giao dịch cầm cố có người thứ ba có quyền lợi mà bên thứ ba cũng như bên nhận cầm cố đều ngay tình trong giao dịch với bên cầm cố thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền lợi của bên thứ ba.
Đây cũng là một rủi ro hay gặp trong hoạt động tín dụng nếu cán bộ tín dụng lơ là trong khâu thẩm định. Đối với các tài sản đã có giao dịch phát sinh trước thời điểm được cầm cố tại ngân hàng đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ phải chia sẻ quyền lợi với người thứ ba ngay tình đó (người thứ ba ở đây có thể là người được chủ tài sản hứa bán/chuyển nhượng/cho/tặng tài sản hoặc bên thuê…)
Ví dụ: ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên tỷ lệ của giá trị tài sản cầm cố, nếu khi xảy ra vi phạm, lại xuất hiện bên thứ ba có quyền đối với tài sản cầm cố đó.
Trong tình huống này, ngân hàng hủy hợp đồng và yêu cầu đòi bồi thường thì khoản cấp tín dụng nói trên trở thành khoản cấp tín dụng không có bảo đảm, ngân hàng rất khó khăn để thu đủ số nợ của khách hàng.
Nên giải pháp an toàn hơn trong trường hợp này, ngân hàng chấp nhận duy trì hợp đồng cầm cố và công nhận quyền của bên thứ ba.
-Bên nhận cầm cố không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ khác trừ trường hợp được chủ sở hữu tài sản cho phép.
Việc cầm cố tài sản chấm dứt khi:
Khoản 1 và khoản 2 Điều 339 Bộ luật Dân sự: “Việc cầm cố tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
2. Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác”[49].
Điều 335 Bộ luật Dân sự: “Việc cầm cố tài sản có thể bị hủy bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý”
Cầm cố có nhiều tên gọi khác nhau. Tuy nhiên vẫn mục đích chính là có tiền cho Khách Hàng. Như vậy những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu cầm cố tài sản là gì. Qúy khách muốn tư vấn gì thêm, hãy liên hệ Hotline Kienbank nhé.