Banner Header Kiebank

Nợ quá hạn là gì? So sánh nợ quá hạn và nợ xấu?

Có nhiều khách hàng vẫn còn thắc mắc, nhầm lẫn, mập mờ… lẫn lộn giữa kiến thức nợ quá hạn và nợ xấu. Hôm nay KIENBANK làm rõ nghĩa hơn cho các khách hàng để hiểu rõ và nắm bắt cách phân biệt này, giúp ích thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích.

Hãy cùng Kienbank đi vào ví dụ cụ thể để cùng tìm hiểu nợ quá hạn là gì? Và So sánh nợ quá hạn và nợ xấu?

Nợ quá hạn là gì
Nợ quá hạn là gì

Nợ quá hạn là gì?

Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước: “Khoản nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. Tùy theo “khoản nợ quá hạn” là bao nhiêu ngày, mà khoản nợ quá hạn đó bị chuyển nhóm thành nợ xấu, nhóm nợ cần chú ý, hay nhóm nợ đủ tiêu chuẩn.

Như vậy thì, nợ quá hạn là khoản nợ đã trễ hạn thanh toán, cho dù trễ 1 ngày hay 1 năm cũng đều được gọi là khoản nợ quá hạn,

Ví dụ cụ thể về nợ quá hạn ngân hàng

Tôi vay vốn ở Ngân hàng ACB 1 tỷ đồng. Tại hợp đồng tín dụng có nêu nội dung như sau:

  • Ngày đến hạn trả nợ định kỳ là ngày 15 hàng tháng; Quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày đến hạn trả nợ (là ngày 15 hàng tháng), thì khoản nợ sẽ được chuyển sang nợ quá hạn theo quy định của ACB và Pháp luật

Đến ngày 15/03/2019 vừa rồi là đến kỳ thanh toán nợ hàng tháng của tôi theo hợp đồng đã thỏa thuận, tuy nhiên do không đủ tiền trả nợ ngân hàng nên tôi chưa thanh toán cho Ngân hàng,

Mãi cho đến ngày 03/04/2019 vừa rồi, tôi mới có tiền trả nợ cho ngân hàng. Tính đến ngày tôi thanh toán nợ xong cho ACB là đã trễ hạn 18 ngày.

Chuyển nợ quá hạn là gì?

Chuyển nợ quá hạn là thời điểm dùng để làm căn cứ để xác định phân loại nhóm nợ (nợ xấu hay nợ đủ tiêu chuẩn).

Kể từ thời điểm xác định là nợ quá hạn, thì việc bạn nợ ngân hàng là bao nhiêu ngày mà Ngân hàng thực hiện phân nhóm nợ (từ nhóm 1 đến nhóm 5).

Thời điểm chuyển nợ quá hạn khi nào
Thời điểm chuyển nợ quá hạn khi nào

Thời điểm chuyển nợ quá hạn khi nào?

Căn cứ theo: Công văn số 950/NHNN-CSTT ngày 03/09/2012 của ngân hàng nhà nước:

“Tổ chức tín dụng và khách hàng vay có thể thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng trong khoảng thời gian vượt quá kỳ hạn trả nợ (tối đa là 10 ngày làm việc), mà khách hàng vay không trả hết nợ gốc hoặc nợ lãi vốn vay của kỳ hạn đó và không có văn bản đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, thì tổ chức tín dụng chuyển số dư nợ gốc còn lại của hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn”

Như vậy, tùy theo thỏa thuận tại Hợp đồng vay, mà thời điểm chuyển sang nợ quá hạn của các ngân hàng là khác nhau. Có ngân hàng cho phép khách hàng thanh toán nợ trễ từ 3 đến dưới 10 ngày mà vẫn xếp loại là nợ trong hạn.

Cũng có ngân hàng tính thời điểm chuyển nợ quá hạn là ngày liền sau ngày phải thanh toán nợ định kỳ (tức khách hàng trễ hạn 1 ngày cũng bị xếp loại sang nợ quá hạn).

VD: Tương tự như trường hợp của bạn, nếu Ngân hàng ACB không ràng buộc nội dung: “Quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày đến hạn trả nợ là ngày 15 hàng tháng, thì khoản nợ sẽ được chuyển sang nợ quá hạn theo quy định của pháp luật”

Thì khoản vay của bạn sẽ bị phân loại nhóm nợ quá hạn ngay kể từ ngày đầu tiên chậm trả (tức ngày 16/03/19). Tuy nhiên như thông tin bạn đã trao đổi thì hợp đồng tín dụng có cho phép bạn trả nợ trọng hạn là 10 ngày => Nên trường hợp của bạn, nếu chậm trả dưới 10 ngày vẫn chưa được tính là “chuyển sang nợ quá hạn

Trường hợp của bạn, kỳ trả nợ định kỳ là 15, ACB cho phép trả trễ dưới 10 ngày vẫn tính nợ trong hạn => Bạn sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn kể từ ngày 25/03/2019.

Ngày 25/03/2019 là căn cứ để xác định thời điểm chuyển sang nợ quá hạn và phân loại nhóm nợ.

Phải đến ngày 03/04/2019 (trễ hạn 18 ngày) bạn mới thanh toán nợ, tức sẽ bị đánh giá là quá hạn 10 ngày. Như vậy bạn đã bị chuyển sang nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý).

Nếu đến ngày 02/04/2019 mà bạn thanh toán nợ, thì được tính là nhóm 1 (do có số ngày quá hạn dưới 10 ngày).

Dư nợ gốc bị quá hạn là gì?

Khi đến hạn trả nợ mà bạn không trả đầy đủ nợ (nợ gốc, lãi, và phí phát sinh) cho ngân hàng theo quy định, thì lúc này, ngân hàng có quyền chuyển dư nợ gốc của bạn từ bình thường sang “dư nợ gốc bị quá hạn”

=> Toàn bộ khoản vay của bạn khi đó bị chuyển sang “Nhóm nợ quá hạn”.

Nợ quá hạn tín dụng là gì?

Nợ quá hạn tín dụng là thuật ngữ dùng để chỉ toàn bộ khoản vay (dư nợ gốc, nợ lãi, phí phát sinh nếu có) chuyển sang “Nhóm nợ quá hạn”. Bạn có thể tham khảo thêm: Nợ quá hạn bao gồm những nhóm nào ? để tìm hiểu thêm kiến thức.

Nợ quá hạn có phải là nợ xấu hay không?

Đối chiếu quy định tại thông tư thì: Nợ quá hạn là hàm ý bao gồm cả nợ xấu, Khi khoản vay phát sinh quá hạn, thì căn cứ theo số ngày đã trễ hạn thanh toán mà “khoản nợ quá hạn” đó sẽ được phân thành nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5.

Nói cách khác cho các bạn dễ hình dung thì:

Nợ quá hạn” chỉ mới ở mức độ sơ sơ, còn nhẹ, chưa đến nỗi như “nợ xấu”. Tức khi nợ quá hạn thì mới ở mức độ trễ vài ngày chậm trả là cùng, trong khi nợ xấu có thể lên đến vài tháng chưa trả nợ.

Tóm lại một câu: Nợ xấu phát sinh từ việc nợ quá hạn (bạn xem thêm nợ xấu nhóm 1 là gì? để hiểu rõ về thời điểm chuyển nợ quá hạn khi nào?)

Ngoài ra, bạn cần nắm rõ thêm kiến thức về nợ bao nhiêu ngày là nợ xấu? xem ngay Kienbankxem ngay Kienbank Nợ xấu là gì? để tránh cho mình bị chuyển nhóm nợ quá hạn thành nợ xấu nhé.

So sánh nợ quá hạn và nợ xấu
So sánh nợ quá hạn và nợ xấu

So sánh nợ quá hạn và nợ xấu

Điểm giống nhau

  • Cả hai đều là khoản vay bị quá hạn có cùng một công thức, cách tính lãi suất phạt nợ quá hạn như nhau.

Điểm khác nhau

  • Khi bạn bị nợ quá hạn mà vẫn chưa bị chuyển lên nợ xấu (ở đây chỉ nói đến góc độ quá hạn nợ dưới 10 ngày): Thì việc vay vốn của bạn dễ dàng hơn, do lịch sử quan hệ tín dụng khi tra cứu CIC hiển thị “nhóm nợ tốt”
  • Khi bạn bị quá hạn nợ mà nhóm nợ chuyển thành “Nợ cần chú ý” – nợ nhóm 2: Việc vay vốn của bạn tương đối khó khăn hơn.
  • Khi bạn bị nợ quá hạn mà đã chuyển thành nợ xấu: Bạn hoàn toàn không thể vay vốn được do lịch sử quan hệ tín dụng khi tra cứu CIC rất xấu.
  • Khi bạn bị nợ xấu: Ngoài một khoản lãi suất phạt nợ quá hạn ra, thì bạn phải chịu thêm một khoản gọi là “chi phí xử lý nợ”.

Tuy nhiên cũng có trường hợp, nợ xấu của bạn sẽ được hỗ trợ trình miễn giảm lãi phạt nợ quá hạn, tức bạn chỉ bị tốn kém chi phí xử lý nợ thôi.

=> Nhưng trường hợp này chỉ áp dụng đối với các khoản vay có: Tổng số tiền trả nợ gốc ngân hàng + Tiền lãi trong hạn + Tiền lãi phạt chậm trả nợ phát sinh cao hơn giá trị tài sản thế chấp.

(Có nghĩa là việc xử lý nợ bán tài sản thế chấp của bạn thu về số tiền chỉ đủ trả nợ gốc + lãi trong hạn, thậm chí chỉ bằng đúng số tiền mà ngân hàng đã cho bạn vay – không có tính lãi).

Bạn có thể tham khảo thêm bài:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Chuyển nợ quá hạn là gì? So sánh nợ quá hạn và nợ xấu? Khi cần giải đáp thêm, hoặc tư vấn bạn có thể liên hệ để KIENBANK hỗ trợ bạn.

Nguồn: https://www.kienbank.com/

Bài viết liên quan:

Scroll to Top