Đáo hạn ngân hàng và vay thế chấp tiếp có được không?
Nhiều khách hàng gặp nhiều trường hợp đang vay thế chấp ngân hàng, khi gần tới ngày đáo hạn thì không biết liệu ngân hàng có cho phép họ được vay lại hay không ? Và nhiều khi muốn vay lên thêm thì phải làm như thế nào ?
Hiểu được nhu cầu của khách hàng, Kienbank có đưa ra 1 vài ví dụ và hướng xử lý cho khách hàng nắm rõ hơn vấn đề này.
Mục Lục
Đáo hạn ngân hàng và vay thế chấp tiếp có được không
Câu hỏi:
Tôi vay thế chấp để kinh doanh tại Ngân hàng ACB. Hình thức vay: Vay theo hạn mức, lãi trả hàng tháng, tiền nợ gốc 12 tháng đáo hạn một lần. Hạn mức tín dụng ACB cấp cho tôi vay là 2 tỷ đồng, có thời hạn sử dụng 12 tháng, Ngày tôi ký hợp đồng tín dụng là ngày 18/10/2021, cho đến 18/10/2022 năm nay thì hết hiệu lực hợp đồng hạn mức.
Tôi đã được giải ngân tổng cộng là 02 lần theo 02 giấy nhận nợ, với tổng số tiền nợ ngân hàng đến hiện tại là 1,5 tỷ đồng, cụ thể:
- Ngày 18/10/2021: Nhận nợ lần đầu số tiền 1 tỷ đồng, đến ngày 18/10/2022 là đến hạn đáo hạn ngân hàng (sau 12 tháng).
- Ngày 18/11/2021: Nhận nợ lần thứ 2, số tiền 500 triệu đồng, đến ngày 18/11/2022 là ngày đáo hạn trả nợ vay.
- Còn thừa 500 trđ được phép nhận nợ trong hạn mức, do tôi chưa cần tiền nên chưa giải ngân nhận nợ.
Đến hôm nay là ngày 09/07/2022, gần 03 tháng nữa là đến hạn đáo hạn ngân hàng trả nợ vay,
Tuy nhiên hiện tại, công việc làm ăn của tôi không được suôn sẻ, nên tôi sợ đến lúc đó chưa có nguồn tiền để đáo hạn trả nợ ngân hàng. Tôi tính vay nóng bên ngoài để đáo hạn khoản nợ trả ngân hàng, tuy nhiên lo lắng: Đáo hạn ngân hàng và vay thế chấp tiếp có được không ?
Vì thời hạn của hợp đồng hạn mức của tôi chỉ còn có 05 tháng nữa là hết hạn sử dụng, Trong khi tôi cần vay đáo hạn thời gian dài (12 tháng) để không bị áp lực trả nợ kỳ đến hạn gốc, Mong KIENBANK tư vấn giúp hướng giải quyết để tôi có lợi nhất.
Vì tôi rất sợ mượn tiền nóng bên ngoài để đáo hạn mà ngân hàng không cho tôi vay lại, thì tôi rất sợ mất trắng tài sản thế chấp do lãi suất vay nóng bên ngoài cao.
Để trả lời thông tin khách hàng đưa ra, Kienbank xin tách ra 2 phần đó là tới ngày đáo hạn có vay lại được hay không và đáo hạn rồi vay thêm tiền được không?
Tới ngày đáo hạn có vay lại được hay không?
KIENBANK tư vấn:
Nếu đáo hạn ngân hàng vay thế chấp tiếp vẫn được, Bởi vì: Hạn mức tín dụng của bạn vẫn còn hiệu lực sử dụng.
Thời hạn sử dụng hạn mức là cho đến hết ngày 18/10/2022, Tức là từ nay cho đến hết ngày 18/10/2022, bất cứ lúc nào bạn muốn giải ngân đều được ngân hàng cho vay, Miễn số tiền được phép giải ngân trong hạn mức vẫn còn
Còn thời gian cho vay theo từng lần nhận nợ không phụ thuộc vào thời gian sử dụng hạn mức.
Trường hợp của bạn:
Đối với khoản nợ 1 tỷ đồng, ngày đến hạn đáo hạn 18/10/2022:
- Bạn trả nợ trước ngày đáo hạn 1 ngày, cụ thể nên trả vào ngày 17/10/2022.
- Sau khi đáo hạn trả nợ trước 1 ngày vào ngày 17/10/2022 số tiền 1 tỷ đồng, thì 1 tỷ đồng, cộng với 500 trđ chưa sử dụng hạn mức
=> hạn mức của bạn sẽ thừa 1,5 tỷ đồng. Vì vậy bạn được tiếp tục giải ngân trong hạn mức còn thừa là 1,5 tỷ đồng.
- Vào ngày 18/10/2022: Bạn muốn vay thế chấp tiếp 1 tỷ đồng, thì vẫn được duyệt vay, vì thời hạn sử dụng hạn mức vẫn còn hiệu lực.
- Nếu như tiếp tục vay thế chấp lại 1 tỷ đồng vào ngày 18/10/2022, thì đến 12 tháng sau đó (đến ngày 18/10/2023) mới đến ngày bạn trả nợ gốc theo giấy nhận nợ lần này.
Đối với khoản nợ 500 triệu đồng, ngày đến hạn đáo hạn 18/11/2022:
- Nếu như bạn không làm thủ tục đáo hạn và nhận nợ lại trước ngày 18/10/2022 thì bạn không được vay tiếp vì:
Hạn mức đã hết hạn sử dụng sau ngày 18/10/2022. Muốn tiếp tục vay tiếp, trước khi hết hạn sử dụng của hạn mức, nghĩa là trước ngày 18/10/2022:
Bạn phải làm thủ tục gia hạn hoặc tái tục sử dụng hạn mức, để duy trì hiệu lực của hạn mức (thông thường các ngân hàng cho tái sử dụng thêm 12 tháng/mỗi lần gia hạn).
Cho nên nếu như thời hạn sử dụng hạn mức tín dụng vẫn còn hiệu lực, bạn cứ yên tâm đáo hạn lại vì không vi phạm hợp đồng. Trong thời gian còn hiệu lực hạn mức, ngân hàng phải có nghĩa vụ cho bạn vay, họ dừng cho vay là họ vi phạm hợp đồng.
Xem thêm những kinh nghiệm và kiến thức khi đáo hạn ngân hàng mà anh/chị nên tham khảo
Hết hạn hợp đồng
Khi hạn mức hết hiệu lực sử dụng (đồng nghĩa với việc hết hạn hạn hợp đồng), thì phải được tái ký hợp đồng hoặc ký bổ sung để duy trì hạn mức tiếp tục.
Điều bạn cần làm là theo dõi trước khi hết hạn hạn mức 30 ngày, bạn chủ động liên hệ phía ngân hàng để được tái sử dụng.
Các Ngân hàng rất sợ trình trạng khách hàng nợ xấu,
Do đó, khi đến hạn hết hiệu lực của hợp đồng hạn mức, họ thường tự làm các thủ tục để tái tục thời hạn sử dụng cho bạn,
Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp hy hữu, ngoài ý muốn như:
- Ngân hàng hết room, dừng cho vay
(Một số ngân hàng như Agribank, ACB,…hay có việc dừng cho vay lại vào mua cao điểm trước tết nguyên đán)
- Ngân hàng đang thay đổi chính sách, tái cơ cấu, tái cấu trúc,…nên dừng giải ngân…
Để chắc chắn không rơi vào tình thế bị động như trên:
- Trước khi hết hạn sử dụng của hạn mức (ít nhất trước 30 ngày),
bạn phải chắc chắn rằng việc tái sử dụng hạn mức (tiếp tục duy trình hạn mức tín dụng) của mình phải được phê duyệt đồng ý,
Điều này không phải nói miệng, mà bằng văn bản chính thức như: Thông báo tái cấp tín dụng hoặc hợp đồng tái tục sử dụng hạn mức,…
Trong trường hợp không được tiếp tục sử dụng hạn mức, bạn nên tìm một ngân hàng khác để thay thế, và phải chắc chắn rằng bạn phải được duyệt vay ở ngân hàng mới, chắc chắn được giải ngân lại thì bạn mới tiến hành vay nóng để đáo hạn nợ.
Một cách an toàn cho bạn: Thay vì mượn tiền nóng bên ngoài, vừa lo tốn kém chi phí, vừa lo áp lực trả tiền khi không được ngân hàng giải ngân lại…Dẫn đến cảm giác bất an sợ mất trắng tài sản,
Thì bạn nên tìm đến trực tiếp nhân viên ngân hàng, nhờ họ giải quyết vấn đề đáo hạn nợ vay, Do hồ sơ họ làm nên họ phải có trách nhiệm giúp bạn giải ngân lại, vừa an toàn hơn,
Trong 1 số trường hợp nào đó mà bạn vẫn chưa tìm được hướng xử lý, thì bạn có thể liên hệ Kienbank để được tư vấn chi tiết hơn