“Tôi đang bị nợ xấu ngân hàng, giờ tôi phải làm sao, nên vay tăng thêm hay bán nhà cho ngân hàng xử lý nợ ?” hay “Tôi có nợ xấu, ngân hàng cứ đến đòi nợ khiến cuộc sống của tôi bế tắc, tôi phải làm sao”…
Đó là những lời “tâm sự” của các khách hàng tìm đến KIENBANK nhờ tư vấn hướng giải quyết. Hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn đưa ra các giải pháp tốt nhất để bạn an yên khi bạn lâm vào hoàn cảnh nợ nần.
Mục Lục
Nợ xấu ngân hàng và cách xử lý như thế nào?
Khi bạn bị nợ xấu, bạn cần xác định lại, mình thuộc trường hợp nào, Trường hợp thứ nhất:
Bạn đang cần vay tiền, hay cần vay tăng thêm tại ngân hàng để xoay sở nợ nần, vực dậy tình hình kinh doanh,…
Bạn tin vào việc vay vốn thêm ở ngân hàng sẽ khắc phục được tình trạng nợ nần hiện tại và nếu khi vay thêm được tiền thì mọi thứ có thể tốt lên hơn.
Hoặc đang muốn thanh toán nợ xấu mà lo lắng không tìm được nguồn tiền để tất toán nợ, và cần tìm đến hướng giải quyết,
Thậm chí vay thêm ngân hàng một khoản tiền chủ yếu để cầm cự đóng tiền nợ để chờ cơ hội bán tài sản được giá cao, hay là
Bạn rơi lại vào trường hợp thứ hai:
Mất hoàn toàn khả năng tài chính, không thể tiếp tục chi trả cho các khoản nợ của mình
Dù ở trường hợp nào, thì việc đầu tiên cần làm là:
- Bình tĩnh (có thể gọi cho chúng tôi tư vấn)
- Hợp tác với Ngân hàng, khai báo thật với phía Ngân hàng về tình trạng của mình để hai bên cùng có hướng xử lý tốt nhất nếu bạn đang bị nợ xấu.
Xác định lại, nếu bạn thuộc trường hợp thứ nhất và đang cần vay thêm tiền. Bạn nên:
- Đóng tiền trả nợ hàng tháng (nợ gốc, nợ lãi,…đầy đủ) với Ngân hàng để tránh bị nhảy nhóm nợ cao hơn, để lịch sử trả nợ trên CIC của bạn tốt hơn mới có thể vay thêm được;
- Tìm một Ngân hàng có thể cho vay chấp nhận nợ xấu. Chi tiết bạn có thể tham khảo: Ngân hàng cho vay nợ xấu
Một điều đáng lưu ý là:
Khoản vay của bạn là nếu là khoản vay nợ xấu khách hàng cá nhân, và trong trường hợp do không có tiền nên không thể thanh toán toàn bộ gốc và lãi đang thiếu: Bạn có thể cân nhắc ưu tiên việc thanh toán nợ gốc trước.
Bởi vì: Căn cứ theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng nhà nước có quy định:
- Đối với khoản vay bị quá hạn trả nợ, Ngân hàng thực hiện trích thu nợ theo thứ tự nợ gốc thu trước, nợ lãi tiền vay thu sau; Cụ thể với cách thu nợ gốc bị quá hạn trước như trên, khách hàng có thể chọn cách chỉ trả phần nợ gốc bị quá hạn mà không trả khoản nợ lãi;
- Khoản nợ lãi quá hạn này không bị chuyển thành nợ quá hạn theo Điều 20 Thông tư 39 nên lịch sử tín dụng của khách hàng sẽ không bị ảnh hưởng (khách hàng sẽ không bị nợ xấu);
Những kiến thức về nợ xấu ngân hàng là gì và cách xóa nợ xấu nhanh nhất mà bạn nên đọc qua
Đó là chiếu theo quy định, còn thực tế: Các Ngân hàng thường ràng buộc nghĩa vụ trả nợ của khách hàng tại Hợp đồng tín dụng (Nghĩa vụ nợ bao hàm cả nợ gốc, nợ lãi và cả tiền chậm trả nợ);
Cho nên mặc dù thông tư có quy định việc chuyển nhóm nợ là không bắt buộc khi bạn đã thanh toán nợ gốc, nhưng phía Ngân hàng vẫn có quyền chuyển nhóm nợ xấu đối với khoản vay của bạn (do Hợp đồng tín dụng có ràng buộc);
=> Cho nên việc bạn cần làm là: Cố gắng đóng số tiền nợ gốc đầy đủ nhất có thể, hợp tác và thương lượng với Ngân hàng để không bị chuyển nhóm nợ xấu cao hơn.
Nếu bạn rơi vào trường hợp thứ 2, bạn muốn
Tìm hướng giải quyết xử lý nợ xấu như thế nào?
Bạn nên: Tìm, vay mượn người thân, để tất toán toàn bộ nợ hiện tại, tránh để phát sinh lãi phạt. Vừa đỡ tốn kém chi phí vay mượn bên ngoài…
Hợp tác với ngân hàng
Bán tài sản càng nhanh càng tốt (nếu đó là khoản vay có tài sản bảo đảm) trước khi Ngân hàng gửi hồ sơ nợ xấu của bạn qua thi hành án.
Bởi vì: Một khi hồ sơ đã gửi hồ sơ qua thi hành án, thì bạn rất thiệt thòi.
Ngân hàng sẽ lấy một khoản tiền của bạn để chi trả cho cơ quan thi hành án. Lúc này, ngoài việc tài sản của bạn bị phát mãi với giá rất thấp, thì bạn còn bị mất một số tiền khá lớn cho Cơ quan thi hành án.
Tiền thừa sau khi xử lý phát mãi tài sản, bán đấu giá ,… mà bạn nhận lại không nhiều, thậm chí không có
=> Vì vậy hợp tác với Ngân hàng càng sớm càng tốt, tránh để xảy ra kiện tụng và bị phát mãi tài sản như trên.
Tự tìm nguồn rao bán tài sản cho mình nếu được.
Có thể chính bạn tự tay rao bán tài sản để có giá tốt nhất => Còn có thể sẽ thu về được một khoản tiền để làm ăn sau khi trừ đi nợ ngân hàng.
Bài viết tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích sau:
- Cách kiểm tra nợ xấu cá nhân Online và thông tin CIC Người Vay
- Nợ xấu có vay ngân hàng mua nhà được không?
- Nợ xấu nhóm 4 là gì? Nợ nhóm 4 có vay được ngân hàng không?
Trên đây là những tư vấn về hướng giải quyết Nợ xấu ngân hàng và cách xử lý của chúng tôi. Cũng có thể bạn cần tìm nguồn rao bán tài sản của mình để được giá cao hơn, hoặc bạn cần giải đáp thắc mắc, hãy liên hệ cho KIENBANK để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất.
Nguồn: https://www.kienbank.com/