Có nên để lại di chúc, quyền thừa kế tài sản và phân chia di sản thừa kế cho con cái ? Đây là câu hỏi được sự quan tâm rất lớn từ các khách hàng của KIENBANK.
Mục Lục
Chuyện phân chia di sản thừa kế của các tỷ phú trên thế giới cho con cái của họ
Ở các nước Phương Tây, chuyện cha mẹ qua đời thường để lại tài sản để làm từ thiện hoặc gầy dựng các quỹ để phát triển xã hội.
Bill Gates – Một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft. Mặc dù con cái của vợ chồng ông đang trong lứa tuổi đi học, nhưng ông bà Bill Gates lại có quan niệm sẽ trích 95% khối giá trị tài sản có giá trị khổng lồ để làm quỹ từ thiện sau khi ông qua đời, có nghĩa là phần còn lại con cái chỉ được hưởng 5%.
Tương tự tỷ phú Bill Gates, tỷ phú Warren Buffett (cổ đông lớn nhất kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway và là Nhà đầu tư thành công nhất thế giới) cũng khi tuyên bố 85% tổng số tài sản của ông khi qua đời sẽ được sử dụng nhằm mục đích từ thiện.
Vậy thì các tỷ phú trên thế giới họ để lại gì cho con cái ?
Không để lại gia sản kếch xù cho con cái, nhưng những tỷ phú trên thế giới để lại cho con cái những di sản vô cùng có giá trị – Đó là kiến thức, kinh nghiệm sống và khả năng tự lập trên chính đôi chân của mình.
Điều mà sẽ góp phần tạo nên “khối tài sản tích lũy tương lai” lên gấp bội phần di sản mà các con họ được thừa hưởng lại, còn thêm góp phần thúc đẩy phát triển xã hội…
Bill Gate từng quan niệm “Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội”…“Tại sao phải cho con cái tiền” khi phàm đã là con người lao động để kiếm sống và nhu cầu “kiếm tiền” để mưu cầu hạnh phúc là như nhau.
Họ đã dạy cho con họ ý thức tự lập từ rất sớm và hiểu được giá trị của đồng tiền do chính bản thân mình tạo ra.
Ở các nước phương Tây, các gia đình cho dù giàu có cũng chỉ nuôi nấng con cái đến 18 tuổi, rồi sau đó đứa trẻ – Lúc này đã vị thành niên tự quyết định cuộc sống của mình bằng cách: Muốn đi học tiếp tục thì đi vay tiền ở các tổ chức của chính phủ, rồi sau đó ra trường cày quần quật kiếm tiền để trả nợ như bao người.
Sau một thời gian dài đã tích lũy kinh nghiệm, vốn hiểu biết thì mới được phép quay trở về công ty của gia đình làm với vị trí nhân viên bình thường, rồi thăng tiến dần lên vị trí cấp cao như bao người bình thường khác vậy.
Có thể bạn quan tâm sổ đỏ đứng tên bố con cái có được phép mua bán, thế chấp vay ngân hàng không ?
Cặp đôi nổi tiếng nhà Victoria Beckham là một ví dụ điển hình cho mô hình giáo dục này. Cậu con trai cả Brooklyn của nhà Beck-Vic đã đi làm và tự lập từ rất sớm. Từ lúc 15 tuổi Brooklyn phải đi học nghề pha chế và làm thêm phục vụ trong một quán café bí mật ở London, chỉ với mức lương 2,87 bảng Anh/giờ (tương đương 94.000đ/giờ).
Thu nhập mà cậu tự kiếm được dùng để tự trang trải chi phí sinh hoạt mà không phải xin tiền bố mẹ, ngoài ra tất cả các công việc sinh hoạt thường nhật như: Giặt giũ quần áo, trồng cây, sửa điện, nấu ăn… Brooklyn phải tự thân vận động và làm hết mọi thứ, mặc dù trong nhà có rất nhiều người giúp việc và vệ sĩ – Nhưng những người giúp việc này chỉ phục vụ riêng cho cha mẹ của cậu (vì cứ một phút làm việc trôi qua Vic – Beck kiếm được nhiều tiền hơn số tiền phải chi trả để thuê người giúp việc trong một tháng).
Chính vì vậy con cái của các gia đình giàu có, tỷ phú phương Tây hết sức quý trọng đồng tiền, và còn có thêm óc quan sát từ rất sớm, tư duy phát triển và kiến thức xã hội tích lũy nên họ khá thích ứng để phát triển và tồn tại trong bất kỳ công việc nào, khả năng thích nghi cao đối các loại hình môi trường và áp lực công việc.
Đó mới chính là thứ vốn liếng quan trọng, và là nền tảng tạo nên sự phát triển nhân cấp bội lần.
Có thể bạn quan tâm Stress nguyên nhân và dinh dưỡng, cách kiểm soát hiệu quả.
Trở lại chuyện thừa kế tài sản trong các gia đình Việt Nam
Văn hóa phương Đông và phương Tây có sự cách biệt lớn. Nếu như trên thế giới, việc tặng cho tài sản, để lại thừa kế cho con cái gần như “bằng không” thì ở Việt Nam, khối tài sản kếch xù, gần như toàn bộ di sản bằng hiện vật “tiền” cha mẹ đều để lại cho con cái thừa hưởng.
Ở các gia đình giàu có, ngay từ nhỏ thói quen nuông chiều các cô chiêu, cậu ấm, đã vô tình tạo nên tâm lý ỷ lại, lối sống thụ động…cho con cái của họ. Nhỏ một tí thì ăn chơi, tiêu pha,…cơm nước có người bưng rót. Lớn tí mua đầu tư cho con mua siêu xe, quần áo hàng hiệu, đi du học, nước này nước kia rồi về…mặc định là làm chủ trong công ty gia đình, rồi đến khi thừa hưởng cơ nghiệp do cha truyền con nối để lại thì thiếu va chạm, thiếu kiến thức thực tế và kinh nghiệm, sự nghiệp kinh doanh của gia đình chỉ đến thế thôi, dẫn đến đỗ vỡ, thậm chí phá sản, bán nhà cửa cha mẹ để lại để trang trãi nợ nần.
Không chỉ có ở những gia đình giàu có, mà tư tưởng, tập quán “để lại di sản thừa kế cho con” đã ăn vào trong máu những gia đình bình thường, thậm chí không khá giả.
Thói quen cày cuốc, tích lũy tài sản nhà cửa cho con, nếp sống để dành tiền cho con, lo cho con từng cái ăn cái mặc, đầy đủ như người ta…đã hình thành nên nếp sống của hầu hết gia đình người Việt.
Có nên để lại di sản thừa kế cho con ?
Tài sản của cha mẹ để lại cho con cái chủ yếu đất đai, bất động sản,…là đại đa số đông.
Như chúng ta thấy, nhà nào mà có đông anh em, từ ba người trở lên thì nhà ấy xáo trộn, từ chuyện phân chia di sản, di chúc cho con cái…phân chia mà đồng đều thì không sao, lỡ thương đứa nào cho nó nhiều hơn một chút là đứa còn lại phân bì.
Cha mẹ khi còn đầy đủ sức khỏe thì không sao, đến khi cha mẹ yếu thì tị nạnh, hạch sách nhau, “mẹ cho đứa nào nhiều tiền hơn, đứa ấy nó nuôi mẹ”. Nhà giàu có cái khổ của giàu, nghèo không đủ tiền lo chữa bệnh cho cha mẹ có cái khổ của nghèo…
Có nhiều trường hợp, cha mẹ phân chia tài sản để lại cho con cái là ngôi nhà, hay sổ đổ ruộng đất ở quê bằng cách sang hết tên cho các con, cha mẹ còn sống, chưa có hề hấn gì, mà các con cũng ngang nhiên đem bán, rồi tranh giành, phân chia từng chút một…gia đình xào xáo.
Rồi cũng có trường hợp, con cái làm ăn phát triển sự nghiệp, cần sự hậu thuẫn của cha mẹ, nhưng mẹ lúc này nghĩ bụng: “Con đã lập gia đình rồi, con dâu dù sao cũng người ngoài, giờ đem cả sổ đỏ đất sang tên cho cả vợ chồng chúng nó, rồi khi về già chắc gì mình được lo…”. Nghĩ vậy rồi cha mẹ không hỗ trợ con được, con dâu để bụng, lâu ngày cũng sanh ra mâu thuẫn cả mẹ chồng, gia đình cũng vì thế mà xào xáo, không êm ấm…
Phải chăng có nên để lại di sản thừa kế cho con cái ?
Câu trả lời là : Tùy điều kiện và hoàn cảnh sống của mỗi gia đình mà quyết định là nên hay không nên để lại di sản.
Nếu nhà, đất, có sổ hồng, sổ đỏ, và đông đúc con cháu thì nên lập “văn bản phân chia di sản thừa kế” từ lúc cha mẹ còn khỏe mạnh, bởi nếu sau này cha/mẹ đứng tên trên sổ đỏ đã mất đi rồi, thì thủ tục phân chia di sản khi không có di chúc thừa kế sẽ rất khó khăn và vất vả hơn nhiều so với việc đã có “văn phản phân chia di sản”. Bạn xem thêm Thủ tục phân chia di sản thừa kế.
Ngoài ra, nếu muốn tạo điều kiện để con cái làm ăn, kinh doanh phát triển sự nghiệp thì có thể bảo lãnh cho con cái vay vốn ngân hàng. Bởi khi vay tiền thì sẽ tạo nên tâm lý chủ động, sống có trách nhiệm với tài sản cha mẹ, ông bà để lại hơn việc tặng cho tài sản làm quà.
Bạn nên nhớ rằng: Tài sản để lại và không bán có thể tăng theo thời gian về mặt giá trị, và còn tạo ra thặng dư làm nền tảng và vốn liếng quan trọng để con cái khởi nghiệp. Và quan trọng còn có cái để gọi là “có nơi, có chỗ, con cái về quây quần, sum họp dịp lễ tết,..”
Đừng ngần ngại là nợ nần, mang tiếng, nhiều khi chỉ thế chấp nhà đất vay ngân hàng với số tiền nho nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho con cái làm ăn kinh doanh, nhưng nhiều năm sau đó tụi nó có thể mua thêm tài sản tích lũy, cơ ngơi phát triển, con cái sống có trách nhiệm hơn…so với việc bán nhà cửa, đất đai, tài sản tích lũy để phân chia cho con cái.
Có thể bạn quan tâm 70 tuổi có vay được ngân hàng hay không, điều kiện và thủ tục vay ?
Tác giả : Minh Minh