Nhiều bạn đọc mặc dù đã xây nhà hoàn toàn đúng theo GPXD, nhưng khi đi làm thủ tục hoàn công xây dựng thì gặp nhiều rắc rồi, phát sinh. Phần lớn hồ sơ tự đi hoàn công đều bị Văn phòng đăng ký nhà đất trả hồ sơ về vì thiếu các thông tin để hoàn công
- Hầu như mọi người đều nhờ đến các dịch vụ hoàn công xây dựng,
- Chi phí tốn kém từ 15 triệu đồng đến hơn 30 triệu đồng (tùy căn nhà, to hay nhỏ…).
Sau đây, Kienbank sẽ hướng dẫn các bạn các bước cần làm để thực hiện hoàn công nhà ở riêng lẻ cho chính mình nhé
Tin liên quan:
- Mua bán nhà chưa hoàn công? Rủi ro khi mua nhà chưa hoàn công?
- Chi phí để làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền
Mục Lục
Thủ tục hoàn công nhà ở 2023
Thủ tục hoàn công nhà ở gồm 02 giai đoạn:
- Chuẩn bị hồ sơ hoàn công
- Các bước thực hiện nộp hồ sơ xin hoàn công.
Chuẩn bị hồ sơ hòan công nhà ở riêng lẻ
- Lập 01 bảng vẽ kiến trúc theo hiện trạng (kiến trúc nhà),
- 01 bảng vẽ hiện trạng sơ đồ nhà, đất ,
- 01 biên bản nghiệm thu công trình.
=> Phần lớn người dân mình đều không tự làm được các biên bản này
-> nên nhờ 01 công ty xây dựng gần nhà lập và trả tiền cho họ, thường thì tốn từ 3 – 5 triệu đồng.
+ Photo tất các các loại hồ sơ pháp lý của chủ nhà:
- CMND, hộ khẩu, kết hôn…
- Và hồ sơ pháp lý của nhà hoàn công: GPXD, Thông báo nộp LPTB, thông báo cấp số nhà…
+ Soạn đơn đăng ký biến động theo mẫu 09 tại Phòng đô thị (thường bán tại UBND Quận/huyện hay các của hiệu photo kế bên UBND Quận/ huyện)
Nộp hồ sơ hoàn công
Khách hàng đi nộp tại UBND Quận/Huyện – Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 1:
Chủ sở hữu nộp hồ sơ (theo mục A) tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND các cấp Quận/Huyện.
=> trường hợp có sai sót, thiếu hồ sơ thì Bộ phận tiếp nhận kiểm tra và trả hồ sơ, yêu cầu bổ sung ngay lập tức.
=> Trường hợp đã đủ hồ sơ thì tiếp nhận và ghi biên nhận, hẹn phúc đáp, trả hồ sơ.
♣ Xem thêm: Thế nào là xây dựng sai phép. Nhà xây dựng sai phép có hoàn công được không?
Bước 2:
Phòng Quản lý đô thị quận/ huyện thụ lý hồ sơ:
- Cử cán bộ phòng quản lý đô thị đi kiểm tra, xác minh việc xây dựng có phù hợp hay không
- Và ký vào các biên bảng kiểm tra với chủ sở hữu
⇒ Hồ sơ hợp lệ thì P. Quản lý đô thị tự lập báo cáo trình Cấp lãnh đạo thuận duyệt hồ sơ hoàn công hợp lệ
⇒ Phòng quản lý đô thị lập Phiếu chuyển Chi cục Thuế quận – huyện để xác định nghĩa vụ tài chính;
Bước 3:
Bộ phận văn thư của Văn phòng UBND trình Chủ tịch UBND quận/huyện ký Giấy chứng nhận và chuyển cho Tổ tiếp nhận để trả hồ sơ cho chủ sở hữu.
Bước 4:
Chủ sở hữu nhận Phiếu chuyển (để nộp thuế) đến Chi cục Thuế quận, huyện nộp các loại phí theo quy định.
Bước 5: Sau khi hoàn tất nghĩa vụ tài chính,
⇒ Chủ sở hữu cầm biên lai nộp thuế đến Văn phòng UBND quận/huyện
⇒ Nhận lại Giấy chứng nhận đã cập nhật phần nhà ở trên đất tại Văn phòng UBND quận/huyện.
Hoàn công nhà khi không phải là người đứng tên xin cấp phép xây dựng
Căn cứ khoản 3 Điều 66 Luật nhà ở 2005 quy định: Hồ sơ nhà ở nộp cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được quy định như sau:
Đối với nhà ở tại đô thị được tạo lập kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành
Thì hồ sơ nhà ở bao gồm các nội dung: tên và địa chỉ chủ nhà; một trong các giấy tờ quy định tại Điều 15 của Luật này; tên và địa chỉ đơn vị tư vấn, đơn vị thi công (nếu có); bản vẽ thiết kế hoặc bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở (nếu có); hồ sơ hoàn công theo quy định của pháp luật về xây dựng;
Đối với nhà ở tại nông thôn được tạo lập kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành
Theo đó, kể từ thời điểm ngày 1/7/2006 (ngày Luật nhà ở có hiệu lực), nhà ở phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu, là điều kiện tiên quyết để các bên thực hiện các giao dịch về nhà ở. Do vậy, nếu nhà ở có sau ngày 1/7/2006, chủ cũ buộc phải thực hiện thủ tục hoàn công, hoàn tất thủ tục sở hữu nhà ở trước khi bán lại cho người khác. Khi đó người chủ sau mới có cơ sở pháp lý để được công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở.
Vì vậy, bạn mua lô đất vào tháng 8/2008 nhưng chủ đất đã được cấp phép xây dựng trước đó. Tuy nhiên, bạn không làm thủ tục đổi tên giấy phép xây dựng mà vẫn đứng ra xây nhà trên mảnh đất đó nên khi hoàn công nhà thì sẽ gặp phải những rắc rối.
Trường hợp cụ thể:
Anh Trường mua nhà có sẵn giấy phép xây dựng tên chủ cũ, nhưng cũ chưa có xây nhà. Tới khi tôi mua và tôi xây theo giấy phép xây dựng đó luôn. Hiện tại bây giờ tôi muôn hoàn công nhà ở, nhưng tôi lại không thể làm thủ tục hoàn công căn nhà vì tên trên Giấy phép xây dựng không phải là của tôi. Cho tôi hỏi trường hợp như tôi có được làm hoàn công nhà? Nếu có thì phải làm như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể hướng dẫn về vấn đề này, do đó, trường hợp của bạn có hai cách như sau:
Phương án 01: bạn có thể liên hệ lại với người chủ cũ để yêu cầu họ thực hiện thủ tục hoàn công. Sau khi người chủ cũ thực hiện xong thủ tục hoàn công thì làm thủ tục chuyển nhượng nhà sang cho bạn.
Phương án 02: bạn liên hệ với cơ quan xây dựng địa phương để nộp phạt vì không thực hiện thủ tục hoàn công. Sau khi nộp phạt cơ quan xây dựng địa phương bạn sẽ hướng dẫn bạn làm thủ tục xác nhận quyền sở hữu đối với nhà ở.
Nhà chưa hoàn công có vay ngân hàng được không
Nếu như khách hàng có xin giấy phép xây dựng của chính quyền và xây dựng đúng với bản vẽ thi công thì vẫn có thể vay được vốn ngân hàng.
⇒ Tuy nhiên vẫn còn có 1 số ngân hàng không cho vay nhà chưa hoàn công.
♥ Bạn muốn vay tiền ngân hàng mà nhà chưa hoàn công, nhà xây sai phép thì xem thêm tại đây nhé, để được giải quyết nhanh chóng.
Bài viết được nhiều khách hàng quan tâm:
- Mua bán nhà chưa hoàn công? Rủi ro khi mua nhà chưa hoàn công
- Đất nông nghiệp là gì? Đất nông nghiệp có được xây nhà không?
- Đất quy hoạch là gì? Có nên kiểm tra quy hoạch trước khi mua nhà?
Trên đây là tư vấn của Kienbank về thủ tục hoàn công nhà ở 2023, cũng như thủ tục hoàn công nhà cấp 4, nhà ở riêng lẻ. Hy vọng khách hàng sẽ từng bước hoàn thiện giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở của mình nhanh gọn.
Nguồn: https://www.kienbank.com/